Xu hướng giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay

Nền giáo dục công ngày một cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng đều song song với phát triển các trường tư có chất lượng cao là điều cần thiết

Xem thêm:
Phương pháp học E-Learning mang lại thành công cho người học

Về mặt đầu tư giáo dục, có hai xu hướng trên thế giới:


Xu hướng thứ nhất là thực dụng theo kiểu Mỹ, xem giáo dục là món hàng, tạo ra "thị trường giáo dục".


Cha mẹ Mỹ với thu nhập bình thường nhìn chung là rất vất vả, chật vật để nuôi con đi học.

Học phí ở Mỹ rất cao, họ phải rất giành giụm tiền bạc nếu thu nhập bình thường và phải vay nợ nếu thu nhập thấp (còn người giàu thu nhập cao thì khỏi nói, nhà giàu ở xã hội nào cũng dễ dàng trong nhiều mặt) để nuôi con đi học.

Sinh viên đại học thì hầu hết phải tự đi làm thêm hoặc phải tự vay nợ để trang trải học phí cho quá trình học đại học.

Xu hướng thứ hai là theo kiểu Trung và Bắc Âu, ở những nước này với bề dày văn hóa lịch sử và những quan niệm vừa văn minh vừa nhân văn, họ thực thi kinh tế thị trường ở tất cả các mặt khác, ngoại trừ giáo dục.

Giáo dục được xem là dịch vụ công ích, nhằm đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho tất cả mọi người, người giàu cũng như người nghèo, hễ muốn đi học – dù không có tiền để đóng học phí, hoặc chỉ có rất ít tiền để đóng học phí là đều có cơ hội học tập.

Do đó, người dân ở các nước Trung và Bắc Âu nhìn chung sống hạnh phúc hơn, thong dong hơn, đỡ áp lực cuộc sống hơn trong quá trình nuôi con đi học.

Người viết có quen gia đình một người bạn người Ba Lan sống tại Đức, thuộc thành phần trí thức, sau một thời gian qua Mỹ sống thì chạy ngược lại Đức.

Họ bảo ở Mỹ nuôi con đi học phải đóng học phí quá cao, giáo dục mang tính thị trường quá lớn và họ thường xuyên bị căng thẳng bởi áp lực tiền bạc nuôi con đi học, về lại “Đức dễ sống” hơn.



Vậy giáo dục ở Việt Nam thì theo xu hướng nào?

Trước đây, giáo dục Việt Nam theo hướng bao cấp giáo dục để đảm bảo “ai cũng được học hành”.

Thế nhưng do ngân sách dành cho giáo dục không đủ để đảm bảo mặt bằng giáo dục như mong muốn, Việt Nam cũng thực hiện chính sách “xã hội hoá giáo dục”, chấp nhận có các trường dân lập, bán công, tư thục, các trường quốc tế (đầu tư của nước ngoài) và gần đây là xu hướng thúc đẩy các trường “tự chủ tài chính”, thành lập các trường “chất lượng cao” nhằm thúc đẩy giáo dục Việt Nam đi theo xu hướng “thị trường hóa giáo dục” kiểu Mỹ.

Ở giáo dục đại học, việc thúc đẩy các trường tự chủ là việc rất tích cực. Công dân sau 18 tuổi là đã trưởng thành, nếu hoàn cảnh gia đình không thuận lợi có thể tự làm thêm để trang trải học phí (nếu học phí cao).

Đồng thời, do yêu cầu của thị trường, bản thân các trường phải vươn lên về chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho quá trình tự chủ ở giáo dục đại học diễn ra hiệu quả, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về thành lập hội đồng trường, về quyền lợi, quyền lực và trách nhiệm của hội đồng trường, quy định về trách nhiệm giải trình của hội đồng trường trước các bên liên quan (để nhà nước, phụ huynh, doanh nghiệp... có thể giám sát được chất lượng đào tạo của các đại học).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến