Nền tảng duy trì sự ổn định cho hệ đại học
Tuy những đặc điểm có tính chất thiết chế trên đây có thể giải thích vì sao địa vị tương đối của các trường không thay đổi bao nhiêu từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, nhưng thật là quá nghịch lý khi mức độ ổn định của vị trí các trường ĐH trên bảng xếp hạng quốc tế hầu như không đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Bài viết liên quan:
Học đại học từ xa có tốt không
Theo học giả John Quiggin, về mặt thống kê, chúng ta có thể sử dụng nguyên lý trung bình cộng để đánh giá sự biến thiên của vị trí các trường.
Điều này có nghĩa là, nếu một trường ĐH đang có cương vị cao thì một lúc nào đó sa sút về chất lượng, có thể do lãnh đạo yếu kém hoặc những quyết định tuyển dụng sai lầm, nhiều khả năng nó sẽ hồi phục qua thời gian. Ngược lại, một trường có địa vị thấp nếu có làm tốt trong một vài năm thì cũng khó mà duy trì cương vị ấy dài lâu.
Nhân tố cốt yếu giải thích cho nghịch lý bảo toàn vị trí của các trường ĐH hàng đầu là sự tồn tại bền vững của nhiều loại tài sản vô hình, trong đó quan trọng nhất là con người và uy tín.
Các trường ĐH có đẳng cấp cao và có truyền thống lâu dài như Harvard, Stanford, Cambridge bao giờ cũng có rất đông cựu sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và cựu giảng viên, các nhà nghiên cứu đối tác gắn bó với nó. Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên như nguồn tiền tài trợ, những người này còn đóng vai trò như một biểu tượng động viên tinh thần sinh viên, đem lại cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp.
Điều hòa nghịch lý của phân tầng hệ thống
Có một câu hỏi lớn cần đặt ra, đó là liệu thứ bậc ổn định ấy có lợi hay có hại cho sứ mạng giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường với tư cách là một tổng thể? Nếu như có hại, liệu ta có thể làm được gì?
Với hoạt động nghiên cứu, những thuận lợi trong việc phân tầng là hiển nhiên. Các trường trên đỉnh thang bậc của hệ thống đã và đang tiếp tục tạo ra những ấn phẩm khoa học trên các tập san hàng đầu, giành được giải Nobel và mọi loại giải thưởng khác,… Tuy thế, có khá nhiều trường hợp cho thấy sẽ có lợi hơn khi cương vị tinh hoa vĩnh cửu này bị thách thức bởi những quan điểm bên ngoài.
Với đào tạo ĐH, kinh nghiệm Hoa Kỳ cho thấy một hệ thống phân tầng cao độ sẽ không đem lại kết quả tốt. Cạnh tranh giành cương vị sẽ kích thích các trường có thứ hạng cao hạn chế việc tuyển sinh để đảm bảo đào tạo chất lượng cao cho một số nhỏ, dĩ nhiên là với học phí cao ngất.
Còn những trường sinh sau đẻ muộn bước vào hệ thống với một cương vị thấp, một hệ thống thang bậc quá dốc và quá ổn định khiến cho số sinh viên phải theo học những trường nghèo sẽ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng, và những trường này phải chật vật khó khăn lắm mới duy trì được chất lượng tối thiểu.
Theo học giả John Quiggin, về mặt thống kê, chúng ta có thể sử dụng nguyên lý trung bình cộng để đánh giá sự biến thiên của vị trí các trường.
Điều này có nghĩa là, nếu một trường ĐH đang có cương vị cao thì một lúc nào đó sa sút về chất lượng, có thể do lãnh đạo yếu kém hoặc những quyết định tuyển dụng sai lầm, nhiều khả năng nó sẽ hồi phục qua thời gian. Ngược lại, một trường có địa vị thấp nếu có làm tốt trong một vài năm thì cũng khó mà duy trì cương vị ấy dài lâu.
Nhân tố cốt yếu giải thích cho nghịch lý bảo toàn vị trí của các trường ĐH hàng đầu là sự tồn tại bền vững của nhiều loại tài sản vô hình, trong đó quan trọng nhất là con người và uy tín.
Các trường ĐH có đẳng cấp cao và có truyền thống lâu dài như Harvard, Stanford, Cambridge bao giờ cũng có rất đông cựu sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và cựu giảng viên, các nhà nghiên cứu đối tác gắn bó với nó. Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên như nguồn tiền tài trợ, những người này còn đóng vai trò như một biểu tượng động viên tinh thần sinh viên, đem lại cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp.
Điều hòa nghịch lý của phân tầng hệ thống
Có một câu hỏi lớn cần đặt ra, đó là liệu thứ bậc ổn định ấy có lợi hay có hại cho sứ mạng giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường với tư cách là một tổng thể? Nếu như có hại, liệu ta có thể làm được gì?
Với hoạt động nghiên cứu, những thuận lợi trong việc phân tầng là hiển nhiên. Các trường trên đỉnh thang bậc của hệ thống đã và đang tiếp tục tạo ra những ấn phẩm khoa học trên các tập san hàng đầu, giành được giải Nobel và mọi loại giải thưởng khác,… Tuy thế, có khá nhiều trường hợp cho thấy sẽ có lợi hơn khi cương vị tinh hoa vĩnh cửu này bị thách thức bởi những quan điểm bên ngoài.
Với đào tạo ĐH, kinh nghiệm Hoa Kỳ cho thấy một hệ thống phân tầng cao độ sẽ không đem lại kết quả tốt. Cạnh tranh giành cương vị sẽ kích thích các trường có thứ hạng cao hạn chế việc tuyển sinh để đảm bảo đào tạo chất lượng cao cho một số nhỏ, dĩ nhiên là với học phí cao ngất.
Còn những trường sinh sau đẻ muộn bước vào hệ thống với một cương vị thấp, một hệ thống thang bậc quá dốc và quá ổn định khiến cho số sinh viên phải theo học những trường nghèo sẽ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng, và những trường này phải chật vật khó khăn lắm mới duy trì được chất lượng tối thiểu.
Nhận xét
Đăng nhận xét