Những nhân tố làm nên sự “bền vững” của trường đại học hàng đầu thế giới
Có nhiều đặc điểm của trường ĐH giúp giải thích kết quả này. Trước hết, không như các doanh nghiệp, các trường ĐH hầu như chẳng bao giờ giải thể và hiếm khi sáp nhập. Tất cả 14 trường ĐH tạo thành Hiệp hội các Trường Đại học Hoa Kỳ vào năm 1900 hiện nay vẫn đang tồn tại.
Bài viết liên quan:
Giá trị bằng đại học từ xa
Học văn bằng 2 tiếng anh trực tuyến
Hai là, các trường ĐH được thiết kế thành “đơn vị chỉ một trụ sở”. Tuyệt đại đa số các trường ĐH chỉ có một trụ sở, hoặc nhiều lắm là hai cơ sở đào tạo chính, với vài ba chi nhánh ngoại vi không mấy quan trọng.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số ngoại lệ, chẳng hạn như University of California trong thực tế là một hệ thống ĐH với những trường trực thuộc gắn kết với nhau thông qua hệ thống quản trị có chung một nền tảng và nguyên tắc, như mô hình ĐHQG ở Việt Nam.
Những yếu tố cơ cấu ấy đặt ra một phạm vi giới hạn cho quy mô khả thi của một trường ĐH. Theo các tính toán về quản trị, một cơ sở đào tạo không thể chứa nổi 40.000 sinh viên mà không rơi vào tình trạng khủng hoảng về mặt kinh tế, bởi những giới hạn về quy mô của giảng đường.
Trường ĐH công lập lớn nhất trong bảng xếp hạng của Times Higher Education đạt tới quy mô đó trong thập niên 1970, và số sinh viên của họ vẫn giữ ổn định cho đến ngày nay.
Các trường ĐH tư tinh hoa vận hành ở một quy mô nhỏ hơn nhiều, thường là từ 3.000 đến 5.000 sinh viên, và hầu hết đã duy trì quy mô đó từ những năm 1950 đến nay.
Những yếu tố này đã loại trừ nhiều cơ chế của thị trường, một cơ chế vốn dĩ sẽ khen thưởng ta bằng những thành công hay trừng phạt ta bằng những thất bại. Một trường ĐH ưu tú thường không tạo ra cơ sở mới hay thậm chí không mở rộng quy mô tuyển sinh.
Một vài trường ĐH Hoa Kỳ đã thử tìm cách phá vỡ nguyên tắc này bằng việc thiết lập những chi nhánh quốc tế, ví dụ như Trường ĐH Yale đã thử mở phân hiệu tại Singapore và New York University tại UAE, nhưng kết quả là thất bại.
Sự phát triển của hệ thống ĐH, vì thế, diễn ra chủ yếu thông qua thành lập hẳn những trường ĐH mới, hoặc nâng cấp những trường cao đẳng, trường nghề lên quy mô ĐH.
Ít nhất là trong giai đoạn ban đầu, những trường ĐH mới hầu như lúc nào cũng có địa vị thấp hơn hẳn trong thang bậc đẳng cấp với những trường có bề dày lịch sử. Sáng lập một trường ĐH nghiên cứu mới như trường hợp University of California ở Merced, là một sự kiện hiếm hoi.
Những sự kiện trên đây đã đủ để giải thích phần nào về mức độ ổn định trong vị trí xếp hạng của các trường ĐH hàng đầu. Không có một lịch sử tồn tại dài lâu, và rất ít khả năng mở rộng, con đường duy nhất giúp các trường ĐH non trẻ có thể thay đổi vị trí xếp hạng của mình là tạo ra đột phá trong chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Nó nhất thiết là một quá trình tiệm tiến và cần có thời gian.
Hai là, các trường ĐH được thiết kế thành “đơn vị chỉ một trụ sở”. Tuyệt đại đa số các trường ĐH chỉ có một trụ sở, hoặc nhiều lắm là hai cơ sở đào tạo chính, với vài ba chi nhánh ngoại vi không mấy quan trọng.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số ngoại lệ, chẳng hạn như University of California trong thực tế là một hệ thống ĐH với những trường trực thuộc gắn kết với nhau thông qua hệ thống quản trị có chung một nền tảng và nguyên tắc, như mô hình ĐHQG ở Việt Nam.
Những yếu tố cơ cấu ấy đặt ra một phạm vi giới hạn cho quy mô khả thi của một trường ĐH. Theo các tính toán về quản trị, một cơ sở đào tạo không thể chứa nổi 40.000 sinh viên mà không rơi vào tình trạng khủng hoảng về mặt kinh tế, bởi những giới hạn về quy mô của giảng đường.
Trường ĐH công lập lớn nhất trong bảng xếp hạng của Times Higher Education đạt tới quy mô đó trong thập niên 1970, và số sinh viên của họ vẫn giữ ổn định cho đến ngày nay.
Các trường ĐH tư tinh hoa vận hành ở một quy mô nhỏ hơn nhiều, thường là từ 3.000 đến 5.000 sinh viên, và hầu hết đã duy trì quy mô đó từ những năm 1950 đến nay.
Những yếu tố này đã loại trừ nhiều cơ chế của thị trường, một cơ chế vốn dĩ sẽ khen thưởng ta bằng những thành công hay trừng phạt ta bằng những thất bại. Một trường ĐH ưu tú thường không tạo ra cơ sở mới hay thậm chí không mở rộng quy mô tuyển sinh.
Một vài trường ĐH Hoa Kỳ đã thử tìm cách phá vỡ nguyên tắc này bằng việc thiết lập những chi nhánh quốc tế, ví dụ như Trường ĐH Yale đã thử mở phân hiệu tại Singapore và New York University tại UAE, nhưng kết quả là thất bại.
Sự phát triển của hệ thống ĐH, vì thế, diễn ra chủ yếu thông qua thành lập hẳn những trường ĐH mới, hoặc nâng cấp những trường cao đẳng, trường nghề lên quy mô ĐH.
Ít nhất là trong giai đoạn ban đầu, những trường ĐH mới hầu như lúc nào cũng có địa vị thấp hơn hẳn trong thang bậc đẳng cấp với những trường có bề dày lịch sử. Sáng lập một trường ĐH nghiên cứu mới như trường hợp University of California ở Merced, là một sự kiện hiếm hoi.
Những sự kiện trên đây đã đủ để giải thích phần nào về mức độ ổn định trong vị trí xếp hạng của các trường ĐH hàng đầu. Không có một lịch sử tồn tại dài lâu, và rất ít khả năng mở rộng, con đường duy nhất giúp các trường ĐH non trẻ có thể thay đổi vị trí xếp hạng của mình là tạo ra đột phá trong chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Nó nhất thiết là một quá trình tiệm tiến và cần có thời gian.
Nhận xét
Đăng nhận xét