Trường đại học tổ chức thi riêng: Những cái được và chưa được
Trong kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2019, nhiều trường đã tổ chức thi riêng (đánh giá năng lực) để xét tuyển; tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển từ 10% đến 100% dành cho thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi này. Quyền tự chủ trong tuyển sinh đã được quy định bởi các văn bản hiện hành và các trường hoàn toàn có quyền thực hiện.
Song, vấn đề đáng quan tâm: thi riêng liệu có phải là phương án tuyển sinh tối ưu, hay là cách các trường tìm “lối thoát” để dễ tuyển sinh hơn?
Chạy đua tổ chức thi riêng
Có thể nói, từ khi Bộ GD-ĐT chấp thuận cho các trường ĐH xét tuyển bằng học bạ THPT đến nay thì việc các trường tổ chức thi riêng để tuyển sinh đang trở nên rất “hot”.
Từ 2014-2015, ĐH Quốc gia Hà Nội thu hút sự quan tâm lớn của thí sinh khi tiên phong áp dụng kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển chọn thí sinh. Tuy nhiên đến năm 2016, ĐH này tuyên bố dừng kỳ thi riêng, một phần do đã có kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1”, phần khác do lượng thí sinh đăng ký không như mong đợi. Tiếp đó, năm 2016 là Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2017 là Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), năm 2018 là ĐH Quốc gia TPHCM chính thức triển khai kỳ thi đánh giá năng lực.
Năm nay, khi Quy chế tuyển sinh ĐH 2019 quy định 12 ngành thuộc khối ngành sức khỏe có điểm sàn và xét tuyển học bạ THPT phải đạt học lực khá, giỏi… thì hàng loạt trường ĐH tư thục (phía Nam) chính thức công bố tổ chức thi riêng. Cụ thể như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (đều dành 20% chỉ tiêu để xét tuyển); Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết sẽ tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực trong năm 2019; Trường ĐH Hoa Sen cũng mới bổ sung phương thức tuyển sinh bằng thi đánh giá năng lực do trường tổ chức với 10% chỉ tiêu. Trong số các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí thí sinh phải đạt từ 6,0 điểm trở lên (thang điểm 10) trong kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.
Dù phương thức tổ chức kỳ thi riêng rất thuận lợi cho việc tuyển sinh của trường, song dường như đến nay vẫn chưa có khảo sát, thống kê và so kết quả đầu vào - quá trình học tập - kết quả đầu ra so với các phương án tuyển sinh trước đây. Xét về tính quy mô và hiệu ứng thì kỳ thi riêng của ĐH Quốc gia TPHCM là lớn nhất hiện nay. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết nhà trường tổ chức kỳ thi riêng là do muốn có sự chủ động và ổn định trong khâu tuyển sinh. Đồng thời, ĐH Quốc gia là ĐH đa ngành, có những ngành rất đặc thù, nên cần có một kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển chọn người học cho phù hợp.
Nhìn kỳ thi riêng theo hướng tích cực
Việc các trường ĐH tư thục chạy đôn chạy đáo để tổ chức thi đánh giá năng lực trong năm nay (sau khi quy chế ban hành) có phải là để dễ tuyển sinh cho những ngành đang “hot” như khối ngành sức khỏe?
Phó hiệu trưởng một trường ĐH công lập tại TPHCM cho rằng: Nếu nói vượt chỉ tiêu, lách chỗ này chỗ kia, thì trường công hay trường tư đều có, không bằng hình thức này thì cũng bằng hình thức khác. Ngay cả tuyển sinh “3 chung” vẫn có hàng loạt trường công tuyển dưới điểm sàn. Tuy nhiên, dư luận có quyền đánh giá, nghi ngờ vì hiện nay Bộ GD-ĐT không kiểm soát được việc tuyển vượt chỉ tiêu, nhất là ở những ngành “hot”. Rất nhiều trường tư thục hiện nay, nếu Bộ GD-ĐT “rờ” đến ngành Dược, Điều dưỡng, Răng Hàm Mặt, Y đa khoa thì sẽ biết ngay mức độ tuyển vượt rất “khủng”. Ở nhiều trường, ngành Dược “gánh” gần 1/2 chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Vấn đề là Bộ GD-ĐT buông lỏng hậu kiểm, hoặc có hậu kiểm nhưng rồi cũng cho qua. Do đó, hãy nhìn kỳ thi đánh giá năng lực theo hướng tích cực
Rõ ràng kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay, nhất là kỳ thi của ĐH Quốc gia TPHCM, đã thật sự đáp ứng được các tiêu chí loại bỏ tiêu cực, thi cử nặng nề, nên thu hút được đông đảo thí sinh tham gia. Đây là điều không chỉ các trường mà cả xã hội đều mong muốn từ kỳ thi đánh giá năng lực. Vấn đề còn lại là làm thế nào để kỳ thi này có quy mô lớn hơn, quy mô toàn quốc thì trường nào cũng sẽ áp dụng.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, nhìn một cách xa hơn: Về lâu về dài, Bộ GD-ĐT nên có trung tâm khảo thí ngoài cơ quan hành chính của bộ để sản xuất đề thi (xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia) cho các sở đào tạo lựa chọn. Điều này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn và tiết kiệm chi phí cho các trường trong khâu thi tuyển. Trường nào muốn tổ chức thi thì cứ việc lấy đề, trả phí rồi tổ chức thi.
Xem thêm:
Song, vấn đề đáng quan tâm: thi riêng liệu có phải là phương án tuyển sinh tối ưu, hay là cách các trường tìm “lối thoát” để dễ tuyển sinh hơn?
Chạy đua tổ chức thi riêng
Có thể nói, từ khi Bộ GD-ĐT chấp thuận cho các trường ĐH xét tuyển bằng học bạ THPT đến nay thì việc các trường tổ chức thi riêng để tuyển sinh đang trở nên rất “hot”.
Từ 2014-2015, ĐH Quốc gia Hà Nội thu hút sự quan tâm lớn của thí sinh khi tiên phong áp dụng kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển chọn thí sinh. Tuy nhiên đến năm 2016, ĐH này tuyên bố dừng kỳ thi riêng, một phần do đã có kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1”, phần khác do lượng thí sinh đăng ký không như mong đợi. Tiếp đó, năm 2016 là Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2017 là Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), năm 2018 là ĐH Quốc gia TPHCM chính thức triển khai kỳ thi đánh giá năng lực.
Năm nay, khi Quy chế tuyển sinh ĐH 2019 quy định 12 ngành thuộc khối ngành sức khỏe có điểm sàn và xét tuyển học bạ THPT phải đạt học lực khá, giỏi… thì hàng loạt trường ĐH tư thục (phía Nam) chính thức công bố tổ chức thi riêng. Cụ thể như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (đều dành 20% chỉ tiêu để xét tuyển); Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết sẽ tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực trong năm 2019; Trường ĐH Hoa Sen cũng mới bổ sung phương thức tuyển sinh bằng thi đánh giá năng lực do trường tổ chức với 10% chỉ tiêu. Trong số các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí thí sinh phải đạt từ 6,0 điểm trở lên (thang điểm 10) trong kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.
Dù phương thức tổ chức kỳ thi riêng rất thuận lợi cho việc tuyển sinh của trường, song dường như đến nay vẫn chưa có khảo sát, thống kê và so kết quả đầu vào - quá trình học tập - kết quả đầu ra so với các phương án tuyển sinh trước đây. Xét về tính quy mô và hiệu ứng thì kỳ thi riêng của ĐH Quốc gia TPHCM là lớn nhất hiện nay. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết nhà trường tổ chức kỳ thi riêng là do muốn có sự chủ động và ổn định trong khâu tuyển sinh. Đồng thời, ĐH Quốc gia là ĐH đa ngành, có những ngành rất đặc thù, nên cần có một kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển chọn người học cho phù hợp.
Nhìn kỳ thi riêng theo hướng tích cực
Việc các trường ĐH tư thục chạy đôn chạy đáo để tổ chức thi đánh giá năng lực trong năm nay (sau khi quy chế ban hành) có phải là để dễ tuyển sinh cho những ngành đang “hot” như khối ngành sức khỏe?
Phó hiệu trưởng một trường ĐH công lập tại TPHCM cho rằng: Nếu nói vượt chỉ tiêu, lách chỗ này chỗ kia, thì trường công hay trường tư đều có, không bằng hình thức này thì cũng bằng hình thức khác. Ngay cả tuyển sinh “3 chung” vẫn có hàng loạt trường công tuyển dưới điểm sàn. Tuy nhiên, dư luận có quyền đánh giá, nghi ngờ vì hiện nay Bộ GD-ĐT không kiểm soát được việc tuyển vượt chỉ tiêu, nhất là ở những ngành “hot”. Rất nhiều trường tư thục hiện nay, nếu Bộ GD-ĐT “rờ” đến ngành Dược, Điều dưỡng, Răng Hàm Mặt, Y đa khoa thì sẽ biết ngay mức độ tuyển vượt rất “khủng”. Ở nhiều trường, ngành Dược “gánh” gần 1/2 chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Vấn đề là Bộ GD-ĐT buông lỏng hậu kiểm, hoặc có hậu kiểm nhưng rồi cũng cho qua. Do đó, hãy nhìn kỳ thi đánh giá năng lực theo hướng tích cực
Rõ ràng kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay, nhất là kỳ thi của ĐH Quốc gia TPHCM, đã thật sự đáp ứng được các tiêu chí loại bỏ tiêu cực, thi cử nặng nề, nên thu hút được đông đảo thí sinh tham gia. Đây là điều không chỉ các trường mà cả xã hội đều mong muốn từ kỳ thi đánh giá năng lực. Vấn đề còn lại là làm thế nào để kỳ thi này có quy mô lớn hơn, quy mô toàn quốc thì trường nào cũng sẽ áp dụng.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, nhìn một cách xa hơn: Về lâu về dài, Bộ GD-ĐT nên có trung tâm khảo thí ngoài cơ quan hành chính của bộ để sản xuất đề thi (xây dựng ngân hàng đề thi quốc gia) cho các sở đào tạo lựa chọn. Điều này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn và tiết kiệm chi phí cho các trường trong khâu thi tuyển. Trường nào muốn tổ chức thi thì cứ việc lấy đề, trả phí rồi tổ chức thi.
Nhận xét
Đăng nhận xét