Xét tuyển đại học là gì? có những phương thức xét tuyển nào?
Xét tuyển là gì? Thế nào là ngưỡng xét tuyển? Hiện có những phương thức xét tuyển nào... là những thắc mắc của nhiều thí sinh.
Xét tuyển là gì?
Khác với thi tuyển, xét tuyển là phương thức xem xét tuyển sinh dựa trên các tiêu chí như kết quả học tập, kết quả thi THPT quốc gia, đạt thành tích học sinh giỏi quốc gia, Olympic…để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…làm cở sở tuyển sinh vào các lớp. Hiện có các hình thức xét tuyển như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ hoặc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia…
Ngưỡng xét tuyển là gì?
Là mức điểm các Trường Đại học, cao đẳng sẽ công bố trước ngày 15/07. Đây là mức điểm làm cơ sở để thí sinh biết có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường, từ đó đưa ra quyết định về việc thay đổi nguyện vọng hay không.
Ngưỡng xét tuyển luôn luôn lớn hơn hoặc bằng điểm sàn. Học sinh cần cẩn thận với ngưỡng xét tuyển các trường đưa ra vì nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển khá thấp trong khi điểm chuẩn thực tế lại cao hơn nhiều. Nhất là các trường ở vị trí Top đầu.
Ngoài xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia còn có hình thức xét tuyển thẳng...
Những phương thức xét tuyển đại học phổ biến
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các phương thức xét tuyển khá đa dạng. tạo điều kiện cho các thi sinh có cơ hội được lựa chọn những ngành nghề, lớp học theo nguyện vọng.
Xét tuyển dựa theo kết quả thi THPT quốc gia
Áp dụng đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có kết quả điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. Đây là phương thức xét tuyển giúp các thí sinh được đăng ký nguyện vọng theo nhiều ngành hoặc nhiều trường. Các nguyện vọng xét tuyển đăng ký xếp theo thứ tự ưu tiên. Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký
Xét tuyển theo học bạ THPT
Thí sinh có thể trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng không qua thi tuyển khi đáp ứng được các điều kiện xét tuyển khá dễ thở. Các xét tuyển điểm học bạ sẽ tùy theo quy định của từng trường, cụ thể:
Điểm trung bình học tập cả ba năm THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12 hoặc 4 -5 học kỳ của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển.
Xem thêm:
Chương trình đại học từ xa Tp HCM
Xét tuyển là gì?
Khác với thi tuyển, xét tuyển là phương thức xem xét tuyển sinh dựa trên các tiêu chí như kết quả học tập, kết quả thi THPT quốc gia, đạt thành tích học sinh giỏi quốc gia, Olympic…để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…làm cở sở tuyển sinh vào các lớp. Hiện có các hình thức xét tuyển như: Xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ hoặc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia…
Ngưỡng xét tuyển là gì?
Là mức điểm các Trường Đại học, cao đẳng sẽ công bố trước ngày 15/07. Đây là mức điểm làm cơ sở để thí sinh biết có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường, từ đó đưa ra quyết định về việc thay đổi nguyện vọng hay không.
Ngưỡng xét tuyển luôn luôn lớn hơn hoặc bằng điểm sàn. Học sinh cần cẩn thận với ngưỡng xét tuyển các trường đưa ra vì nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển khá thấp trong khi điểm chuẩn thực tế lại cao hơn nhiều. Nhất là các trường ở vị trí Top đầu.
Ngoài xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia còn có hình thức xét tuyển thẳng...
Những phương thức xét tuyển đại học phổ biến
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các phương thức xét tuyển khá đa dạng. tạo điều kiện cho các thi sinh có cơ hội được lựa chọn những ngành nghề, lớp học theo nguyện vọng.
Xét tuyển dựa theo kết quả thi THPT quốc gia
Áp dụng đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có kết quả điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. Đây là phương thức xét tuyển giúp các thí sinh được đăng ký nguyện vọng theo nhiều ngành hoặc nhiều trường. Các nguyện vọng xét tuyển đăng ký xếp theo thứ tự ưu tiên. Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký
Xét tuyển theo học bạ THPT
Thí sinh có thể trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng không qua thi tuyển khi đáp ứng được các điều kiện xét tuyển khá dễ thở. Các xét tuyển điểm học bạ sẽ tùy theo quy định của từng trường, cụ thể:
Điểm trung bình học tập cả ba năm THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12 hoặc 4 -5 học kỳ của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển.
Hệ đại học trực tuyến đang xét tuyển theo cả 2 hình thức: Dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và xét học bạ
Hồ sơ xét tuyển học bạ THPT như sau:
Những trường hợp được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng như sau:
Hồ sơ xét tuyển học bạ THPT như sau:
- Đơn xét tuyển theo mẫu riêng của từng trường
- Bản photo công chứng học bạ THPT
- Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT (đối với những thí sinh vừa tốt nghiệp, có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời).
- Phong bì đựng ảnh 3x4 (nếu được yêu cầu)
Những trường hợp được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng như sau:
- Áp dụng đối thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế, tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành đăng ký.
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung và Tiếng Nhật, tốt nghiệp THPT, được tuyển thẳng vào ngành đúng với môn thí sinh đạt giải (Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật).
- Thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế, tốt nghiệp THPT, nội dung đề tài dự thi của thí sinh được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký thì được tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký.
- Thí sinh khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định, có điểm trung bình học tập từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,0 trở lên. Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng sẽ xem xét quyết định cho vào học.
- Thí sinh là người nước ngoài đã tốt nghiệp THPT đạt yêu cầu về kiến thức và ngôn ngữ của từng chương trình đào tạo bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của Nhà trường.
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú).
Nhận xét
Đăng nhận xét